THÔNG TƯ 02/2023/TT-BXD HƯỚNG DẪN MỘT SỐ NỘI DUNG VỀ HỢP ĐỒNG XÂY DỰNG

a1c48f556860b53eec71

TTS Pháp lý: Trần Thị Thanh Hương

Ngày 03 tháng 03 năm 2023, Bộ Xây dựng ban hành Thông tư 02/2023/TT-BXD hướng dẫn một số nội dung về Hợp đồng xây dựng. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 20/4/2023 và thay thế 4 Thông tư liên quan đến Hợp đồng xây dựng trước đó.

1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này hướng dẫn chi tiết một số nội dung về hợp đồng xây dựng; công bố và hướng dẫn sử dụng mẫu hợp đồng thi công xây dựng, mẫu hợp đồng tư vấn xây dựng, mẫu hợp đồng Thiết kế – Mua sắm vật tư, thiết bị – Thi công xây dựng công trình (sau đây viết tắt là EPC).

2. Đối tượng áp dụng

1. Thông tư này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân liên quan đến việc xác lập và quản lý thực hiện hợp đồng xây dựng thuộc các dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn đầu tư công, vốn nhà nước ngoài đầu tư công và hợp đồng xây dựng giữa doanh nghiệp dự án với các nhà thầu xây dựng thực hiện các gói thầu thuộc dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư.

Các tổ chức, cá nhân tham khảo các quy định tại Thông tư này để xác lập và quản lý hợp đồng xây dựng đối với các dự án sử dụng vốn khác.

2. Đối với hợp đồng xây dựng thuộc các dự án sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức, vốn vay ưu đãi phát sinh từ Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có những quy định khác với các quy định tại Thông tư này thì thực hiện theo các quy định của Điều ước quốc tế đó.

3. Hướng dẫn sử dụng, vận dụng mẫu hợp đồng xây dựng

1. Mẫu hợp đồng xây dựng công bố kèm theo Thông tư này để các tổ chức, cá nhân tham khảo, vận dụng trong việc xác lập, quản lý thực hiện hợp đồng cho các gói thầu xây dựng, đảm bảo nội dung hợp đồng xây dựng theo quy định tại khoản 1 Điều 141 Luật Xây dựng số 50/2014/QH13.

2. Mẫu hợp đồng xây dựng công bố kèm theo Thông tư này là mẫu hợp đồng giữa chủ đầu tư và nhà thầu. Trường hợp bên giao thầu là tổng thầu, nhà thầu chính, các bên nghiên cứu vận dụng các nội dung cần thiết của mẫu hợp đồng này để xác lập, quản lý thực hiện hợp đồng.

3. Mẫu hợp đồng xây dựng công bố kèm theo Thông tư này bao gồm:

a) Mẫu hợp đồng tư vấn xây dựng tại Phụ lục II kèm theo Thông tư này sử dụng cho loại hợp đồng tư vấn thực hiện công việc lập báo cáo nghiên cứu khả thi, khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng công trình, giám sát thi công xây dựng công trình.

PHỤ-LỤC-IIDownload

b) Mẫu hợp đồng thi công xây dựng tại Phụ lục III kèm theo Thông tư này.

PHỤ-LỤC-IIIDownload

c) Mẫu hợp đồng EPC tại Phụ lục IV Thông tư này sử dụng cho loại hợp đồng trọn gói. Trường hợp áp dụng các hình thức giá hợp đồng theo đơn giá cố định, đơn giá điều chỉnh hoặc hợp đồng theo giá kết hợp, thì các bên căn cứ vào các quy định của pháp luật và Thông tư này để sửa đổi, bổ sung điều khoản của mẫu hợp đồng EPC để xác lập hợp đồng.

PHỤ-LỤC-IVDownload

4. Đối với hợp đồng đơn giản quy mô nhỏ, các loại hợp đồng tư vấn đầu tư xây dựng và hợp đồng hỗn hợp khác, các bên tham khảo, vận dụng các mẫu hợp đồng xây dựng công bố kèm theo Thông tư này để điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung các điều khoản của mẫu hợp đồng để xác lập hợp đồng.

5. Khi sử dụng mẫu hợp đồng xây dựng công bố kèm theo Thông tư này để thỏa thuận, ký kết hợp đồng xây dựng thì các bên căn cứ vào yêu cầu, điều kiện cụ thể của gói thầu, dự án, các quy định của Nghị định số 37/2015/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 50/2021/NĐ-CP , các quy định khác của pháp luật và nội dung hướng dẫn tại Thông tư này để thực hiện. Trong nội dung hợp đồng phải thỏa thuận cụ thể các nội dung sau:

a) Quy định cụ thể về thời hạn thanh toán, thời gian bảo đảm thực hiện hợp đồng, thời hạn trả lời văn bản, thời gian chấm dứt hợp đồng và các trường hợp tương tự.

b) Trường hợp nhà thầu là nhà thầu liên danh, phải thỏa thuận việc bảo đảm thực hiện hợp đồng, bảo lãnh tiền tạm ứng theo quy định pháp luật.

c) Quy định cụ thể loại đồng tiền và hình thức thanh toán trong hợp đồng không trái với yêu cầu trong hồ sơ mời thầu và quy định của pháp luật về ngoại hối.

d) Trường hợp hợp đồng theo hình thức đơn giá điều chỉnh thì phải thỏa thuận phương pháp điều chỉnh giá hợp đồng, nguồn dữ liệu về giá và cơ sở giá để điều chỉnh hợp đồng không trái với hồ sơ mời thầu và pháp luật hợp đồng xây dựng.

đ) Tùy theo tính chất và điều kiện của gói thầu để điều chỉnh, bổ sung các nội dung hợp đồng cho phù hợp.

4. Quy định chuyển tiếp

1. Các hợp đồng xây dựng đã ký và đang thực hiện trước ngày Thông tư này có hiệu lực thì thực hiện theo quy định về hợp đồng xây dựng trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành.

2. Các hợp đồng xây dựng đang trong quá trình đàm phán, chưa được ký kết nếu có nội dung nào chưa phù hợp với quy định tại Thông tư này thì báo cáo người có thẩm quyền quyết định đầu tư xem xét, quyết định trên nguyên tắc bảo đảm chất lượng, tiến độ, hiệu quả của dự án đầu tư xây dựng và không làm phương hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của các bên.

3. Nội dung hợp đồng xây dựng trong các hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu đã phê duyệt nhưng chưa phát hành thì phải điều chỉnh nội dung cho phù hợp với quy định tại Thông tư này. Trường hợp đã phát hành hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, nếu điều chỉnh nội dung liên quan đến hợp đồng, thì phải thông báo cho tất cả các nhà thầu đã mua hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu biết để điều chỉnh các nội dung hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất. Trường hợp đã đóng thầu thì thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều này.

5. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 20/4/2023.

2. Thông tư này thay thế Thông tư số 07/2016/TT-BXD ngày 10/3/2016 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng hướng dẫn điều chỉnh giá hợp đồng xây dựng, Thông tư số 08/2016/TT-BXD ngày 10/3/2016 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng hướng dẫn một số nội dung về hợp đồng tư vấn xây dựng, Thông tư số 09/2016/TT-BXD ngày 10/3/2016 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng hướng dẫn hợp đồng thi công xây dựng công trình và Thông tư số 30/2016/TT-BXD ngày 30/12/2016 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng hướng dẫn hợp đồng thiết kế – cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng công trình.



Trên đây là những thông tin liên quan đến Thông tư 02/2023/TT-BXD – Thông tư hướng dẫn một số nội dung về Hợp đồng xây dựng. Hy vọng VLM đã giúp bạn đọc cập nhật kịp thời những quy định mới trong lĩnh vực này.

 

xây dựng VLM

  • Địa chỉ: Tầng 5 Tòa nhà GIC, 18a Nguyễn Gia Trí, phường 25, Quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh
  • SĐT: 0977 364 568
  • Email: hi@vlmlawfirm.com
  • Website: vlmlawfirm.com
  • Fanpage: VLM Law Firm

Giới thiệu

Thiet ke chua co ten 3

Tên: Công ty Luật TNHH MTV Vietnam Law Mentor

Tên giao dịch: VLM Law Firm

Thành lập: 2020

VLM Law Firm là một công ty luật thương mại có quy mô vừa với những luật sư lành nghề trong việc cung cấp các giải pháp thực tế và khả thi cho Khách hàng. Chúng tôi cung cấp đầy đủ các dịch vụ pháp lý về thương mại, bao gồm không giới hạn, dịch vụ tư vấn toàn diện, sáp nhập và mua lại, đầu tư nước ngoài, phân phối & bán lẻ, bất động sản, giải quyết tranh chấp, trọng tài, lao động trong nước và quốc tế, và tái cơ cấu doanh nghiệp.

Skilled Lawyers & Practical Solutions

Tầm nhìn, sứ mệnh & Giá trị cốt lõi

TẦM NHÌN

VLM Law Firm trong thập kỷ tới là đối tác pháp lý hàng đầu của các doanh nghiệp tầm trung với các cam kết về sự chính trực, thấu hiểu và không ngừng đổi mới.

 

SỨ MỆNH

Sứ mệnh của VLM là cung cấp các giải pháp thực tế và khả thi cho Khách hàng, cũng như giúp Khách hàng đạt được các kết quả tích cực cho hoạt động kinh doanh với chí phí hợp lý và hiệu quả.

 

GIÁ TRỊ CỐT LÕI

  • VLM nỗ lực cho công lý của khách hàng
  • VLM luôn cống hiến cho quyền lợi hợp pháp của khách hàng
  • Đội ngũ Luật sư VLM có nhiều kinh nghiệm hành nghề
  • VLM mang đến cho khách hàng các giải pháp thực tế & khả thi

NÊN MIỄN HAY GIẢM TIỀN THUÊ VĂN PHÒNG TRONG GIAI ĐOẠN ÁP DỤNG CHỈ THỊ 16

Thuê văn phòng VLM

LS. Trần Viết Quân – Luật sư điều hành Công ty Luật VLM Law Firm

1. Bối cảnh

Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19, ở góc độ kinh doanh, hoạt động cho thuê và thuê văn phòng làm việc hay mặt bằng kinh doanh (MBKD) là mối quan hệ bị tổn thương ngày càng sâu và rộng. Chính sách “ai ở đâu thì ở đó” đã “đóng cửa” văn phòng/mặt bằng của hầu hết doanh nghiệp với đại đa số các lĩnh vực kinh doanh. Liệu rằng các Chỉ thị, Văn bản của cơ quan nhà nước đối với việc phòng chống dịch Covid-19 có thể được viện dẫn là cơ sở cho việc áp dụng Sự Kiện Bất Khả Kháng (SKBKK) hay Hoàn Cảnh Thay Đổi Cơ Bản (HCTĐCB) để bảo vệ các bên trong hợp đồng thuê văn phòng không bị thiệt hại nghiêm trọng?

2. Góc nhìn pháp lý và thực tế

Tạm gác việc các bên có thể đã thực hiện quyền đơn phương chấm dứt hoặc thỏa thuận chấm dứt thuê MBKD theo Hợp đồng thuê, việc “phải” duy trì MBKD vì nhiều lý do là gánh nặng tài chính của bên thuê văn phòng và cũng là áp lực về doanh thu của bên cho thuê. Việc duy trì cũng đồng nghĩa với tồn tại nghĩa vụ thanh toán tiền thuê văn phòng của Bên thuê đối với Bên cho thuê. Trong khi các Hợp đồng thuê thường chưa định ra cơ chế cụ thể để miễn, giảm tiền thuê trong bối cảnh này. Do đó, việc vận dụng SKBKK hay HCTĐCB như một công cụ pháp lý để hỗ trợ Bên thuê miễn, giảm tiền thuê là mấu chốt.

Mặc dù, SKBKK và HCTĐCB đều (i) xảy ra sau khi giao kết hợp đồng, (ii) không thể lường trước tại thời điểm giao kết hợp đồng và (iii) không thể ngăn chặn, khắc phục được dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và trong khả năng cho phép (Điều 156, Điều 420 BLDS 2015). Tuy nhiên, đi vào chi tiết, sự phân biệt và vận dụng hai công cụ này phải được xem xét thêm ở nhiều yếu tố khác nhau, chẳng hạn một số góc nhìn sau:

  • Một là, ngay cả khi Hợp đồng thuê được ký tại thời điểm dịch bệnh đang tiềm ẩn nguy cơ cao, chính sách “đóng cửa” triệt để, rộng rãi và lâu dài là điều các bên có thể đã không lường trước được; và nếu như các bên biết trước thì hợp đồng thuê đã không được giao kết hoặc được giao kết nhưng với nội dung hoàn toàn khác.

  • Hai là, các bên vẫn có thể tiếp tục thực hiện các nghĩa vụ của Hợp đồng khi HCTĐCB xảy ra nhưng điều này gây thiệt hại nghiêm trọng cho một bên, ngược lại, SKBKK lại khiến một bên không thể thực hiện nghĩa vụ của họ.

  • Ba là, về mặt hậu quả pháp lý, nếu chính sách “đóng cửa” là SKBKK thì Bên có nghĩa vụ mà không thực hiện đúng nghĩa vụ do SKBKK thì Bên đó không phải chịu trách nhiệm dân sự (Điều 351.2 BLDS). Trong khi, nếu chính sách “đóng cửa” là nguyên nhân dẫn đến HCTĐCB thì Bên có lợi ích bị ảnh hưởng có quyền yêu cầu Bên còn lại đàm phán lại hợp đồng (Điều 420.2 BLDS).

Qua góc nhìn trên, tác giả có thiên hướng cho rằng phải vận dụng chính sách “đóng cửa” hiện nay là SKBKK, mà không phải là nguyên nhân dẫn đến HCTĐCB để bảo vệ Bên thuê trong Hợp đồng thuê MBKD. Bởi lẽ, điểm mấu chốt trong bối cảnh này là các bên không thể thực hiện quyền, nghĩa vụ của Hợp đồng thuê: Bên cho thuê không thể thực hiện nghĩa vụ  quyền “mở cửa” MBKD và Bên thuê cũng không thể tiếp cận và sử dụng MBKD, do chính quyền áp dụng lệnh cấm trong giai đoạn bệnh viêm đường hô hấp cấp do nCov gây ra – Bệnh truyền nhiễm nhóm A. Nói cách khác nghĩa vụ cơ bản trong Hợp đồng thuê MBKD là đảm bảo việc sử dụng MBKD liên tục, không gián đoạn đã không thể thực hiện. Điều này khác hoàn toàn với việc các bên có thể tiếp tục thực hiện nghĩa vụ của hợp đồng, nhưng một bên bị thiệt hại nghiêm trọng theo cách hiểu về HCTĐCB.

Khi vận dụng SKBKK, ở góc độ pháp lý, Bên cho thuê không phải chịu trách nhiệm bồi thường hay phạt vi phạm với Bên thuê vì việc vi phạm nghĩa vụ cơ bản nêu trên do SKBKK. Tuy nhiên, Hợp đồng thuê MBKD là hợp đồng song vụ. Đối ứng với nghĩa vụ cơ bản của Bên cho thuê chính là nghĩa vụ thanh toán tiền thuê của Bên thuê. Theo Điều 414 BLDS thì “nếu một bên không thực hiện được nghĩa vụ mà các bên đều không có lỗi thì bên không thực hiện được nghĩa vụ không có quyền yêu cầu bên kia thực hiện nghĩa vụ đối với mình”. Như vậy, có thể hiểu vì Bên cho thuê không đảm bảo việc sử dụng MBKD cho Bên thuê nên Bên thuê cũng không thực hiện nghĩa vụ thanh toán tiền thuê cho Bên cho thuê. Nói cách khác, Bên thuê được miễn tiền thuê trong bối cảnh này.

Thực tế, Bên cho thuê có thể vẫn đang thực hiện một số nghĩa vụ khác như bảo đảm an toàn cho MBKD hay Tòa nhà – nơi “chiếm giữ” các tài sản trong MBKD của Bên thuê văn phòng. Nếu Bên cho thuê không chấp nhận miễn tiền thuê, tranh chấp sẽ xảy ra. Bên thuê có thể phải chờ tình hình mở cửa để khởi kiện và theo đuổi vụ kiện. Trong thời gian đó, rất có thể quyền tiếp cận MBKD bị “hạn chế” hoặc buộc phải “di dời” MBKD. Đó có lẽ là điều mà các bên đều không muốn, vì gánh nặng tài chính của Bên thuê là nguồn thu của Bên cho thuê. Việc bổ sung bên thuê mới để thay thế nguồn thu trong giai đoạn hiện nay có lẽ là rất khó khăn. Do vậy, ở góc nhìn thực tế, câu chuyện giảm giá thuê có lẽ sẽ thiết thực hơn đối với các bên. Một mức giảm hợp lý sẽ giúp giảm gánh nặng tài chính cho Bên thuê văn phòng cũng như các loại chi phí khi theo đuổi vụ kiện, ngược lại vừa giúp Bên cho thuê văn phòng vẫn có nguồn thu để ổn định tình hình.

Thuê văn phòng

  • Địa chỉ: Tầng 5 Tòa nhà GIC, 18a Nguyễn Gia Trí, phường 25, Quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh
  • SĐT: 0977 364 568
  • Email: hi@vlmlawfirm.com
  • Website: vlmlawfirm.com
  • Fanpage: VLM Law Firm

 

0977364568
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon