TTS pháp lý: Nguyễn Vũ Thanh Hoa
Sa thải là hình thức xử lý kỷ luật dẫn đến hậu quả chấm dứt quan hệ lao động giữa người lao động và người sử dụng lao động. Đây là một hình thức xử lý kỷ luật rất nghiêm trọng, nên người lao động thường quan tâm đến việc liệu công ty đã sa thải đúng hay không và Công ty sa thải sai thì bị gì? Một khi giải đáp được câu hỏi này thì người lao động phần nào biết được mình sẽ phải làm gì để bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của bản thân trong quan hệ lao động.
Hãy cùng VLM đi tìm câu trả lời cho câu hỏi trên trong bài viết sau.
1. Hình thức kỷ luật sa thải
- Hình thức kỷ luật sa thải là việc người sử dụng lao động chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động vì lý do lỗi của người lao động gây ra.
- Căn cứ theo Điều 125 Bộ luật lao động 2019, hình thức xử lý kỷ luật sa thải được người sử dụng lao động áp dụng trong các trường hợp sau:
+ Người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý gây thương tích, sử dụng ma túy tại nơi làm việc
+ Người lao động có hành vi tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động, có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của người sử dụng lao động hoặc quấy rối tình dục tại nơi làm việc được quy định trong nội quy lao động
+ Người lao động bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương hoặc cách chức mà tái phạm trong thời gian chưa xóa kỷ luật. Tái phạm là trường hợp người lao động lặp lại hành vi vi phạm đã bị xử lý kỷ luật mà chưa được xóa kỷ luật theo quy định tại Điều 126 của Bộ luật này
+ Người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong thời hạn 30 ngày hoặc 20 ngày cộng dồn trong thời hạn 365 ngày tính từ ngày đầu tiên tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng.
- Điều 127 BLLĐ 2019 quy định các hành vi nghiêm cấm khi xử lý kỷ luật lao động, bao gồm:
- Xâm phạm sức khỏe, danh dự, tính mạng, uy tín, nhân phẩm của người lao động.
- Phạt tiền, cắt lương thay việc xử lý kỷ luật lao động.
- Xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động có hành vi vi phạm không được quy định trong nội quy lao động hoặc không thỏa thuận trong hợp đồng lao động đã giao kết hoặc pháp luật về lao động không có quy định.
- Việc xử lý kỷ luật lao động phải đúng với trình tự, thủ tục; thời hiệu theo quy định tại Điều 122, 123 Bộ luật lao động 2019.
2. Công ty sa thải sai
2.1 Bị khiếu nại
- Căn cứ theo Điều 73 Nghị định 145/2020/NĐ-CP thì người bị xử lý kỷ luật lao động nếu thấy không thỏa đáng thì có đơn khiếu nại với người sử dụng lao động, với cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật hoặc yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động cá nhân theo trình tự quy định tại Mục 2 Chương XIV của Bộ luật Lao động. Theo đó, nếu công ty sa thải không đúng với quy định của pháp luật thì có thể sẽ bị người lao động khiếu nại với người sử dụng lao động, với cơ quan có thẩm quyền (tham khảo trình tự, thủ tục khiếu nại tại Nghị định 24/2018/NĐ-CP), hoặc phải đi hòa giải với người người lao động theo quy định tại Điều 188, 189 Bộ luật lao động 2019.
2.2 Công ty bị xử phạt hành chính
- Căn cứ theo quy định tại Điều 19 Nghị định 12/2022/NĐ-CP Công ty là tổ chức sẽ bị xử phạt vi phạm hành hành với mức xử phạt gấp đôi so với quy định ở dưới tùy theo hành vi mức phạt sau:
Hành vi vi phạm | Hình thức xử phạt | |
Phạt tiền | Biện pháp khắc phục hậu quả | |
Xử lý kỷ luật lao động, không đúng trình tự; thủ tục; thời hiệu theo quy định của pháp luật; | Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng (điểm đ Khoản 2 Điều 19 Nghị định 12/2022/NĐ-CP) | Buộc người sử dụng lao động nhận người lao động trở lại làm việc và trả đủ tiền lương theo hợp đồng lao động cho người lao động tương ứng với những ngày nghỉ việc khi người sử dụng lao động áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải thuộc hành vi vi phạm (điểm a Khoản 4 Điều 19 Nghị định 12/2022/NĐ-CP) |
Xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động đang trong thời gian sau đây:
– Nghỉ ốm đau; – Nghỉ điều dưỡng; – Nghỉ việc được sự đồng ý của người sử dụng lao động; – Đang bị tạm giữ; đang bị tạm giam; đang chờ kết quả của cơ quan có thẩm quyền điều tra, xác minh và kết luận đối với hành vi vi phạm. |
Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng (điểm đ Khoản 3 Điều 19 Nghị định 12/2022/NĐ-CP) | Không quy định |
Xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động có hành vi vi phạm không được quy định trong nội quy lao động hoặc không thỏa thuận trong hợp đồng lao động đã giao kết hoặc pháp luật về lao động không quy định | Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng (điểm c Khoản 3 Điều 19 Nghị định 12/2022/NĐ-CP) | Buộc người sử dụng lao động nhận người lao động trở lại làm việc và trả đủ tiền lương theo hợp đồng lao động cho người lao động tương ứng với những ngày nghỉ việc khi người sử dụng lao động áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải thuộc hành vi vi phạm (điểm a Khoản 4 Điều 19 Nghị định 12/2022/NĐ-CP) |
2.3 Bị người lao động khởi kiện ra Tòa án:
- Căn cứ theo điểm a Khoản 1 Điều 188 Bộ luật lao động 2019, thì tranh chấp lao động liên quan đến về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải thì không bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải trước mà người lao động có thể trực tiếp khởi kiện ra Tòa án (Trình tự, thủ tục khởi kiện được thực hiện theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự 2015).
Trên đây là một số nội dung tham khảo liên quan đến hình thức kỷ luật sa thải mà VLM muốn gửi đến những người lao động nhằm cung cấp những kiến thức pháp lý cơ bản để người lao động có thể bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Nếu bạn cần Tư vấn hoặc Hỗ trợ Dịch vụ trọn gói, vui lòng liên hệ với VLM Law Firm thông qua các kênh sau:
- Số điện thoại: 0977 364 568 (có thể nhắn trên Zalo)
- Đến trực tiếp tại Văn phòng: 14 Điện Biên Phủ, Phường 17, Quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh.
- Hoặc bạn BẤM VÀO ĐÂY để điền thông tin, VLM Law Firm sẽ gọi lại cho bạn nhé!