05 VẤN ĐỀ NGƯỜI LAO ĐỘNG CẦN LƯU Ý KHI GIAO KẾT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG

TTS pháp lý: Nguyễn Huỳnh My Ny

Quan hệ lao động là quan hệ thường gặp trong cuộc sống ngày nay. Trong quá trình tham gia quan hệ lao động, người lao động có thể gặp nhiều thắc mắc liên quan đến quá trình ký hợp đồng lao động. Vừa qua VLM cũng đã nhận được nhiều câu hỏi liên quan đến các vấn đề pháp lý khi giao kết Hợp đồng lao động. Dưới đây là 05 vấn đề cần lưu ý khi giao kết Hợp đồng lao động:

5 VẤN ĐỀ NGƯỜI LAO ĐỘNG CẦN LƯU Ý KHI GIAO KẾT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG

1. Hợp đồng lao động được giao kết như thế nào?

Theo khoản 1 Điều 14 Bộ luật Lao động 2019, Hợp đồng lao động được giao kết bằng văn bản và được làm thành 02 bản, người lao động giữ 01 bản, người sử dụng lao động giữ 01 bản.

Ngoài ra, Hợp đồng lao động được giao kết thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử có giá trị như hợp đồng lao động bằng văn bản.

2. Có mấy loại Hợp đồng lao động 

Hợp đồng lao động gồm 02 loại:

– Hợp đồng lao động không xác định thời hạn: là hợp đồng mà trong đó người sử dụng lao động và người lao động không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng;

– Hợp đồng lao động xác định thời hạn: là hợp đồng mà trong đó người sử dụng lao động và người lao động xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong thời gian không quá 36 tháng kể từ thời điểm có hiệu lực của hợp đồng.

3. Kéo dài thời hạn của hợp đồng lao động xác định thời hạn bằng phụ lục hợp đồng được không?

Từ thời điểm Bộ luật Lao động 2019 chính thức có hiệu lực thi hành, phạm vi thoả thuận trong Phụ lục hợp đồng đã được điều chỉnh, theo đó Phụ lục hợp đồng lao động được quy định chi tiết, sửa đổi, bổ sung một số điều, khoản của Hợp đồng lao động nhưng không được sửa đổi thời hạn của Hợp đồng lao động (Khoản 2 Điều 22 Bộ luật Lao động 2019). 

Như vậy, cần lưu ý rằng doanh nghiệp koong được phép can thiệp vào thời hạn Hợp đồng lao động bằng Phụ lục hợp đồng.

4. Người quản lý doanh nghiệp được thử việc tối đa 180 ngày?

Về thời hạn thử việc, khoản 1 Điều 25 Bộ luật Lao động 2019 quy định người quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp được thử việc trong thời hạn 180 ngày. Cụ thể:

– Người quản lý doanh nghiệp theo khoản 24 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020 được hiểu là người quản lý doanh nghiệp tư nhân và người quản lý công ty, bao gồm chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh, Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và cá nhân giữ chức danh quản lý khác theo quy định tại Điều lệ công ty.

– Người quản lý doanh nghiệp theo khoản 7 Điều 3 Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp 2014 được định nghĩa bao gồm Chủ tịch và thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Tổng giám đốc hoặc Giám đốc, Phó Tổng giám đốc hoặc Phó Giám đốc, Kế toán trưởng.

Từ các quy định trên, có thể thấy người quản lý doanh nghiệp theo quy định pháp luật là người nắm giữ những chức danh nhất định tại doanh nghiệp, được pháp luật hoặc Điều lệ công ty quy định. Vì vậy cần lưu ý, đối với công việc “Người quản lý doanh nghiệp” mà không được pháp luật hoặc Điều lệ công ty quy định, doanh nghiệp không được tự ý yêu cầu thử việc người lao động tối đa 180 ngày.

5. Người sử dụng lao động hoặc người lao động có quyền hủy bỏ hợp đồng thử việc không?

Theo khoản 2 Điều 27 Bộ luật Lao động 2019, trong thời gian thử việc, người sử dụng lao động hoặc người lao động có quyền hủy bỏ hợp đồng thử việc hoặc hợp đồng lao động đã giao kết mà không cần báo trước và không phải bồi thường.


Nếu bạn cần Tư vấn hoặc Hỗ trợ Dịch vụ trọn gói, vui lòng liên hệ với VLM Law Firm thông qua các kênh sau:

  • Số điện thoại: 0977 364 568 (có thể nhắn trên Zalo)
  • Đến trực tiếp tại Văn phòng: 14 Điện Biên Phủ, Phường 17, Quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh.
  • Hoặc bạn BẤM VÀO ĐÂY để điền thông tin, VLM Law Firm sẽ gọi lại cho bạn nhé!
Đánh giá của bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *