HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG VÔ HIỆU DO KÝ KẾT SAI THẨM QUYỀN

TTS pháp lý: Nguyễn Thị Kiều Trinh

Khi ký kết hợp đồng lao động (HĐLĐ), người lao động thường ít quan tâm đến thẩm quyền của người ký kết hợp đồng, do đó, trên thực tế đã xảy ra nhiều tranh chấp khi doanh nghiệp không muốn tiếp tục thực hiện HĐLĐ và lấy lý do “hợp đồng lao động được ký kết bởi người không có thẩm quyền”. 

Vậy trong trường hợp hợp này, pháp luật sẽ xử lý như thế nào? Hãy cùng VLM Law Firm tìm hiểu vấn đề này.

HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG VÔ HIỆU DO KÝ KẾT SAI THẨM QUYỀN

1. Quy định pháp luật về hợp đồng vô hiệu do ký kết sai thẩm quyền

Theo điểm b khoản 1 Điều 49 Bộ luật Lao động 2019 quy định về hợp đồng vô hiệu toàn bộ trong trường hợp: “Người giao kết hợp đồng lao động không đúng thẩm quyền….”

Như vậy, khi HĐLĐ do người không có thẩm quyền ký kết thì HĐLĐ sẽ bị vô hiệu toàn bộ.

2. Hợp đồng lao động vô hiệu do ký sai thẩm quyền thì xử lý như thế nào?

Căn cứ Điều 10 Nghị định 145/2020/NĐ-CP nêu rõ khi HĐLĐ vô hiệu toàn bộ do ký sai thẩm quyền thì sẽ xử lý như sau:

2.1. Các bên ký lại hợp đồng lao động

Quyền, nghĩa vụ và lợi ích của người lao động kể từ khi bắt đầu làm việc theo HĐLĐ bị tuyên bố vô hiệu cho đến khi HĐLĐ được ký lại thực hiện như sau:

(i) Nếu quyền, lợi ích của các bên không thấp hơn quy định của pháp luật, thỏa ước lao động tập thể đang áp dụng thì được thực hiện theo nội dung HĐLĐ bị tuyên bố vô hiệu;

(ii) Nếu HĐLĐ có nội dung về quyền, nghĩa vụ, lợi ích của mỗi bên vi phạm pháp luật nhưng không ảnh hưởng đến phần nội dung khác của hợp đồng lao động thì:

– Thực hiện theo thỏa ước lao động tập thể đang áp dụng.

– Trường hợp không có thỏa ước lao động tập thể thì thực hiện theo quy định của pháp luật.

Nếu tiền lương của HĐLĐ bị tuyên bố vô hiệu thấp hơn với quy định của pháp luật về lao động, thỏa ước lao động tập thể đang áp dụng thì phải thỏa thuận lại mức lương đúng quy định. Đồng thời, người sử dụng lao động phải có trách nhiệm hoàn trả số tiền lương chênh lệch đã thỏa thuận lại so với tiền lương trong hợp đồng lao động bị vô hiệu cho người lao động tương ứng với thời gian làm việc thực tế theo hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu.

(iii) Thời gian người lao động làm việc theo hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu được tính là thời gian làm việc của người lao động cho người sử dụng lao động để làm căn cứ thực hiện chế độ theo quy định của pháp luật về lao động.

2.2. Trường hợp không ký lại hợp đồng lao động

– Các bên thực hiện việc chấm dứt hợp đồng lao động;

– Quyền, nghĩa vụ, lợi ích của người lao động kể từ khi bắt đầu làm việc theo hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu cho đến khi chấm dứt hợp đồng lao động được thực hiện theo Mục 2.1;

– Giải quyết chế độ trợ cấp thôi việc theo Điều 8 Nghị định 145/2020/NĐCP.

Như vậy, khi ký kết hợp đồng lao động sai thẩm quyền thì các bên có thể lựa chọn việc ký lại hợp đồng lao động hoặc chấm dứt hợp đồng lao động tùy thuộc vào ý chí của các bên.


Nếu bạn cần Tư vấn hoặc Hỗ trợ Dịch vụ trọn gói, vui lòng liên hệ với VLM Law Firm thông qua các kênh sau:

  • Số điện thoại: 0977 364 568 (có thể nhắn trên Zalo)
  • Đến trực tiếp tại Văn phòng: 14 Điện Biên Phủ, Phường 17, Quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh.
  • Hoặc bạn BẤM VÀO ĐÂY để điền thông tin, VLM Law Firm sẽ gọi lại cho bạn nhé!
5/5 - (31 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *