NGƯỜI LAO ĐỘNG ĐƯỢC THỬ VIỆC BAO LÂU?

TTS pháp lý: Nguyễn Huỳnh My Ny 

Khi bắt đầu làm việc tại một doanh nghiệp, người lao động và người sử dụng lao động thường có xu hướng thỏa thuận thử việc trước khi làm việc chính thức nhằm đảm bảo quyền lợi của các bên trong việc đánh giá trình độ chuyên môn nghiệp vụ người lao động cũng như đánh giá chính sách, văn hoá doanh nghiệp. Vậy, Người lao động được thử việc trong bao lâu? Hãy cùng VLM tìm hiểu chủ đề này nhé.

Người lao động được thử việc bao lâu?
Người lao động được thử việc bao lâu?

1. Quy định về thử việc

Theo khoản 1 Điều 24 Bộ luật Lao động 2019, trước khi nhận người lao động làm việc chính thức thì người sử dụng lao động và người lao động có thể thỏa thuận thử việc trước, nội dung thử việc phải được thể hiện trong HĐLĐ hoặc hai bên giao kết một hợp đồng thử việc riêng biệt.

2. Thời gian thử việc

Căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc, thời gian thử việc sẽ do hai bên thỏa thuận nhưng không vượt quá thời hạn quy định tại Điều 25 Bộ luật Lao động 2019, cụ thể:

– Đối với người quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp; Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp, thời gian thử việc không quá 180 ngày;

– Đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên, thời gian thử việc không quá 60 ngày;

– Đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật trung cấp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ, thời gian thử việc không quá 30 ngày;

– Đối với những công việc khác, thời gian thử việc không quá 06 ngày

Lưu ý, chỉ được thử việc một lần đối với một công việc, và việc thử việc không được áp dụng đối với hợp đồng lao động có thời hạn dưới 01 tháng.[1]

3. Một số lưu ý trong thời gian thử việc

Thứ nhất, về tiền lương thử việc

Tiền lương của người lao động trong thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó (Điều 26 Bộ luật Lao động 2019)

Mức lương của công việc đó trong hợp đồng lao động phải đảm bảo tối thiểu bằng mức lương tối thiểu vùng, mức lương tối thiểu vùng được quy định tại Nghị định 90/2019/NĐ-CP

Thứ hai, về việc kết thúc thời gian thử việc

Khi kết thúc thời gian thử việc, người sử dụng lao động phải thông báo kết quả thử việc cho người lao động (Điều 27 Bộ luật Lao động 2019)

Trường hợp thử việc đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động đã giao kết đối với trường hợp thỏa thuận thử việc trong hợp đồng lao động hoặc phải giao kết hợp đồng lao động đối với trường hợp giao kết hợp đồng thử việc

 Thứ ba, nghỉ việc trong thời gian thử việc có được trả lương không?

Tiền lương của người lao động trong thời gian thử việc ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó. Bên cạnh đó, trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền huỷ bỏ thoả thuận thử việc mà không cần báo trước và không phải bồi thường nếu việc làm thử không đạt yêu cầu mà hai bên đã thoả thuận. (Khoản 2 Điều 27 Bộ luật Lao động 2019).

Như vậy, quá trình thử việc người lao động có quyền huỷ bỏ hợp đồng thử việc mà không cần báo trước và vẫn được nhận lương tương ứng với số ngày làm việc.

Trên đây là thông tin VLM Law Firm gửi đến quý bạn đọc về chủ đề Người lao động được thử việc bao lâu?


Nếu bạn cần Tư vấn hoặc Hỗ trợ Dịch vụ trọn gói, vui lòng liên hệ với VLM Law Firm thông qua các kênh sau:

  • Số điện thoại: 0977 364 568 (có thể nhắn trên Zalo)
  • Đến trực tiếp tại Văn phòng: 14 Điện Biên Phủ, Phường 17, Quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh.
  • Hoặc bạn BẤM VÀO ĐÂY để điền thông tin, VLM Law Firm sẽ gọi lại cho bạn nhé!

[1] Khoản 2 Điều 24 Bộ luật Lao động 2019

Đánh giá của bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *